logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Sự khác nhau giữa thế hệ 8x với thế hệ 9x cuối cùng khi thi đại học

Cập nhật ngày 123 22-06-17 lúc 03:56

 

Những mùa thi năm trước, thế hệ 8x đã quen với hình ảnh phụ huynh và học sinh rời chuyến xe khách đông đúc từ quê lên thành phố, xin bản đồ chỉ đường, hỏi han địa chỉ thuê nhà trọ, khệ nệ bê đồ, … là vô cùng quen thuộc. Nhưng mùa thi năm nay đã thay đổi nhiều, thế hệ 9x không còn nhiều mối lo như trước. Ký ức về kỳ thi xưa chỉ còn là kỷ niệm.

 

Hình thức thi tuyển

Trước đây, thế hệ 8X được các bề trên dặn dò như là điều hiển nhiên: “Học để thoát nghèo”, “Học phần bố mẹ”, “Hy sinh đời bố củng cố đời con”…. Do đó, việc thi đại học được coi là con đường duy nhất đến thành công, nhiều học sinh từ các vùng quê có động lực và quyết tâm chinh phục cánh cửa đại học là rất cao.

Từ năm 2001 trở về trước, thí sinh đăng ký thi bao nhiêu trường thì phải trải qua bấy nhiêu kỳ thi, dưới sự giám sát của Bộ giáo dịch và đào tạo.

Năm 2002, Bộ giáo dịch và đào tạo tổ chức một kỳ thi đại học (sau khi thi tốt nghiệp), học sinh muốn vào trường nào thì đăng ký nguyện vọng sang các trường đó

Từ năm 2015, bộ giáo dục và đào tạo chỉ tổ chức một kỳ thi duy nhất là THPT quốc gia với mục đích hai trong một, Về điểm thi đạt được sẽ xét duyệt tốt nghiệp cấp 3 và tuyển sinh đại học. Về hình thức, các môn thi phần lớn là trắc nghiệm, có mức độ phân hóa rõ rệt nên việc ôn tập ở các lò luyện giảm tải.

Từ lò luyện thi đến học trực tuyến

Thế hệ 8x và 9x đời đầu, khu vực các trường đại học lớn như: ĐH Bách khoa, ĐH sư phạm… tập trung nhiều lò luyện nức tiếng tại thành phố, hoạt động liên tục, phải tăng ca, kín lịch không kể ngày đêm, nhất là thời điểm sau khi kết thúc năm học.

Với những gia đình có điều kiện, các thí sinh ở các tỉnh tấp nập lên lò luyện thi đăng ký. Lớp học chật chội, giáo viên cũng không thể nhớ hết gương mặt học trò. Bạn bè ngồi cạnh cũng chưa kịp hỏi tên.

Với những gia đình còn khó khăn ở nông thôn, học sinh chủ yếu vừa tự học, vừa lao động giúp đỡ gia đình. Bàn học thời ấy là lưng trâu, ngoài đồng, vườn rau,…

Thời nay, các thế hệ 9x đời cuối có phần nhẹ nhàng hơn nhiều. Việc ôn thi được gắn liền với các khóa học trực tuyến (e-learning). Với cách thức này, học sinh dù ở đâu, hay bất cứ thời gian nào cũng có thể tham dự tất cả lớp học của giáo viên qua hình thức miễn phí hoặc thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi học sinh sự thông minh, hiểu biết và sự tập trung nhất định khi có quá nhiều thông tin và nhiều cách học mới.

  

Sự khác nhau trong quá trình ôn thi đại học giữa thế hệ 8x và 9x

 

Thi đại học hành trình xa nhà

Với nhiều người thuộc thế hệ 8X, đây cũng chính là hành trình đầu tiên xa nhà. Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời với nhiều nỗi lo: gom góp chắt chiu từng đồng tiền, tay xách vai mang không chỉ sách bút, vật dụng sinh hoạt, tìm trọ, phải chịu vật giá leo thang, giao thông trở ngại, an ninh bất ổn vì mật độ dân số gia tăng do nhiều thí sinh, phụ huynh lớn từ khắp các tỉnh đổ về.

Mùa thi đi cùng tháng 7,  không chỉ chịu thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt nhất trong năm mà còn tiêu tốn nhiều tiền của người thân. Cha mẹ không chỉ theo con một vài ngày mà còn cùng con đi hết kỳ thi của trường đại học này đến trường khác, với các đợt thi theo khối, thi xong đại học rồi đến cao đẳng.

Chuyển sang thế hệ 9X đời đầu, kỳ thi đại học đã được tổ chức nhẹ nhàng hơn nhưng cảnh lặn lội từ khắp các tỉnh thành xuống thành phố thi vẫn còn.

Chỉ đến năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức ở nhiều tỉnh thành, áp lực, sức nóng về kỳ thi theo đó giảm dần.

Năm nay, kỳ thi được tổ chức ở 63 tỉnh thành, trải khắp các quận huyện, thị xã. Thế hệ 9X đời cuối được dự thigần nhà. Cảnh ba mẹ lặn lội đường xa hộ tống con đi thi không còn nữa. Thế nhưng, mỗi ngày, vẫn có biết bao người cha, mẹ, thức khuya, dậy sớm cùng con ôn tập, đến trường thi.

  

Tình yêu thương lo lắng của ba mẹ cho con khi thi đại học không thay đổi

 

Nhận kết quả kỳ thi

Thế hệ 8X đời đầu: Không chỉ chịu nhọc nhằn trước, trong kỳ thi mà việc xem kết quả vẫn còn chịu nhiều thử thách. Thí sinh phải nhờ hoặc thuê người trực tiếp xem kết quả tại các trường, hay mòn mỏi chờ giấy báo điểm qua đường bưu điện.

Cuối thế hệ 8X, việc xem điểm thi thường thực hiện bằng cách mất phí qua tổng đài, hay chầu chực ở các quán Internet cả buổi.

Đối với thế hệ 9x đời cuối, mỗi gia đình đều có internet riêng: có thể là máy tính kết nối mạng internet hoặc là chiếc điện thoại kết nối 3G, nên việc cập nhật kết quả sau thi không còn là vấn đề khó khăn.

 

Đại học cách cửa duy nhất đến thành công

Việc một 8X đỗ đại học trở thành niềm vui của cả làng xóm, làm rạng danh dòng họ. Nhưng không phải học sinh nào đỗ đại học đều có điều kiện nhập học. Nếu trượt đại học thực sự, đó lại là cú sốc lớn, bởi nguyện vọng 1 đã đăng ký khi làm hồ sơ thi đại học, các nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 đều là cánh cửa hạn hẹp.

Thời nay, Internet chưa phổ cập, việc định hướng chọn ngành, trường chưa phát triển, gia đình không quan tâm đến định hướng nên việc điểm cao vẫn trượt đại học, chọn nhầm ngành nghề là điều dễ thấy.

Ở thế hệ 8x đại học là cánh cửa duy nhất đến thành công

 

Nếu 8X thường có suy nghĩ không thi đại học sẽ ở nhà đi cày, lập gia đình, sinh con và suốt đời quanh đi quẩn lại trong sự nghèo khó, thì 9X bây giờ có nhiều lựa chọn. Họ có thể học nghề.

Vì vậy, nhiều học sinh ngay từ đầu xác định không vào đại học (tỷ lệ này ở kỳ thi 2017 là 25%). Mặt khác, cơ hội vào đại học của 9X cũng dễ dàng hơn nhiều với quy chế "mở". Vì thế, thí sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia với tâm thế nhẹ nhàng hơn nhiều.

Dẫu biết rằng ai cũng có ước mơ, ai cũng mong thành đạt nhưng có lẽ, nên đáng mừng vì nhiều bạn trẻ 9X bây giờ hiểu, đại học không phải con đường duy nhất để thành công, không phải là hình thức duy nhất để khẳng định giá trị, không phải là mục tiêu duy nhất của con người.

 

0914106090