logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Người dân thành thị không thể mua nhà thương mại có chất lượng chiếm 80%

Cập nhật ngày 123 16-11-18 lúc 03:25

Chủ đề về nhà ở và căn hộ bình dân với câu hỏi; Vì sao cầu nhiều cung ít luôn là chủ đề muôn thuở. Theo thông tin được PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra thì 80% người dân thành thị không thể mua nhà thương mại có chất lượng chiếm 80%. Con số này là thật?

Sáng 15/11, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã tổ chức hội thảo “Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều – cung ít, vì sao?”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, căn hộ giá rẻ và bình dân là loại nhà có mức giá phù hợp với đại bộ phận người dân. Những người làm công ăn lương chỉ có nguồn thu duy nhất là đồng lương và chỉ có khả năng mua nhà ở mức giá thấp, thậm chí cần có sự hỗ trợ từ tín dụng và chính sách.

Nhà giá rẻ và bình dân được xác định tùy vào khu vực của đô thị, như gần trung tâm đô thị phải rẻ hơn 25 triệu/m2, xa trung tâm phải nhỏ hơn 15 triệu/m2. Tuy nhiên, do giá đất và tiền sử dụng đất tại các khu vực gần trung tâm thành phố rất cao nên gần như không có khả năng phát triển nhà ở giá rẻ, bình dân tại các khu vực này. Bởi vậy chỉ có thể đầu tư xây dựng loại hình này ở các vùng xa trung tâm.

Tại Hà Nội các khu vực Hà Đông, Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Hoài Đức... là những địa điểm xây dựng nhà ở giá rẻ và bình dân.

Các khu vực có thể phát triển nhà ở giá rẻ, bình dân thường thiếu nhiều điều kiện về kết nối giao thông với các khu vực khác và đặc biệt là với trung tâm thành phố. Thiếu và yếu về chất lượng đối với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng dịch vụ.

“Hiện nhà nước chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ thúc đẩy các nhà phát triển tham gia đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc này. Mới chỉ có một số chính sách dành cho phát triển nhà ở xã hội mà chưa có chính sách về tín dụng cho người có thu nhập thấp”, ông Đính cho biết.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, hiện nay nhu cầu căn hộ bình dân rất bức thiết bởi sự phát triển của các giai đình trẻ, nhu cầu tách hộ của các gia đình lớn, di dân đô thị hóa, mong muốn có nhà ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh của người dân các địa phương cũng như các học sinh, sinh viên cả nước về đô thị.

Theo ông Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phân khúc nhà ở giá rẻ và bình dân hiện chiếm tới 60-70% tổng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung nhà giá rẻ (dưới 1 tỷ đồng/căn) rất khan hiếm.

“Năm 2018, cung phân khúc nhà giá rẻ ít hơn trung và cao cấp. Phân khúc giá rẻ chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20%; loại căn hộ có diện tích chỉ 60m2 và giá bán 700 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5%”, PGS.TS Trần Kim Chung nói.

Theo ông Chung, 80% người dân thành thị không thể mua nhà ở những dự án nhà ở thương mại có chất lượng vào hàng tối thiểu và mức giá bán thấp nhất trên thị trường. Chỉ xét riêng loại nhà ở có giá phải chăng tại Việt Nam cung cao gấp gần 8-9 lần mức thu nhập của hộ gia đình trung lưu mỗi năm.

“Hiện nay, nguồn cung rất thấp mà cầu rất cao dẫn đến mất cân đối cung cầu. Doanh nghiệp tham gia phát triển nhà giá thấp không nhiều. Luật pháp hạn chế phát triển nhà diện tích nhỏ. Tăng sức ép cơ sở hạ tầng; Tăng sức ép đảm bảo quy hoạch. Gây sức ép mất cân đối các vấn đề xã hội: Điện, nước, trường học; Gây những hệ lụy về an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ và ô nhiễm”, PGS.TS Trần Kim Chung nhấn mạnh.

Theo BizLive

 

0914106090