logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Người nước ngoài chuyển nhượng và cho thuê nhà tại Việt Nam như thế nào?

Cập nhật ngày 123 27-03-19 lúc 09:10

Luật Nhà ở chính thức cho phép người nước ngoài đầu tư bất động sản tại Việt Nam đã mở ra cánh cửa thuận lợi hơn cho người nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, việc người nước ngoài mua được một ngôi nhà tại Việt Nam là không dễ và việc kiếm lời, chuyển nhượng cũng như cho thuê ngôi nhà đó lại càng không hề đơn giản.

Ông Greg Ohan, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết, luật này không quá mới nhưng là một bước đi rất tiến bộ, được nhiều người đón nhận. Nhưng điều luật này vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn chi tiết và những thủ tục hành chính liên quan khác. Vì vậy, việc thực hiện luật này phần nào còn hạn chế cũng như chưa xác định rõ quy trình thực thi.

Đối với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Kiều có liên hệ mật thiết với gia đình ở Việt Nam, việc dự báo và quản lý được những điều rủi ro sẽ dễ dàng hơn. Song, với các nhà đầu tư nước ngoài không sống ở Việt Nam thì cần phải chuẩn bị tâm lý về những khó khăn có thể gặp phải khi muốn chuyển nhượng và cho thuê lại ngôi nhà, căn hộ đã mua.

Quy trình chuyển nhượng nhà ở tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Những nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thành công trong việc thương lượng việc chuyển nhượng thì cần tiến hành thực hiện những các bước dưới đây để có thể nhượng lại nhanh chóng. Cụ thể:

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được công chứng và dịch tại cơ quan đăng kí ở nước sở tại. Sau đó, phải công chứng giấy này một lần nữa và dịch ra tiếng Việt tại phòng công chứng địa phương. Việc này tốn khá nhiều thời gian và phải trả một khoản chi phí.

Bước 2: Cần phải chuẩn bị hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán; cả hai bản phải được công chứng và kí bởi tất cả các bên bao gồm cả chủ đầu tư đã bán tài sản đó. Do không có bản hợp đồng chuẩn nên người mua phải tự chuẩn bị hoặc tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.

Bước 3: Hợp đồng phải được dịch, được ký tên và có sự làm chứng bằng tiếng Việt bởi một công chứng viên. Khi giao dịch hoàn tất, người mua sẽ phải đóng thuế trên giá trị tài sản. Người nước ngoài sẽ không thể hồi khoản tiền đầu tư về nước nếu nghĩa vụ đóng thuế chưa được hoàn thành.

Bước 4: Đến thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng, người mua cần lưu ý rằng cách duy nhất để hồi khoản tiền đầu tư về nước qua các ngân hàng quốc tế mà bảo đảm việc tuân thủ luật pháp Việt Nam là cung cấp tất cả tài liệu kể trên bao gồm hóa đơn đỏ như là chứng từ thanh toán từ bộ phận thuế.

Sau khi hoàn tất những thủ tục này, ngân hàng mới cho phép nhà đầu tư nhận tiền. Ngoài ra, người mua cũng cần phải thanh toán phí cho chủ đầu tư để hoàn tất việc chuyển nhượng.

Quá trình cho thuê nhà ở tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Theo ông Greg Ohan, khi tiền thuê được thanh toán hàng tháng, nhà đầu tư cần nhớ những quy luật về thuế, hồi tiền đầu tư về nước và hóa đơn sẽ được áp dụng.

Nếu nhà đầu tư không thể đến cơ quan thuế hàng tháng, thì có thể thương lượng để nhận tiền thuê hàng quý, hàng tháng hoặc một khoảng thời gian tiện hơn và phải chắc chắn đã có kế hoạch cho điều này.

Mặc dù thị trường chuyển nhượng và cho thuê nhà ở tại Việt Nam rất hứa hẹn nhưng nếu bạn mua một căn nhà và đang cân nhắc bán hoặc cho thuê lại, cần đảm bảo rằng bạn có một nhà tư vấn trong nước sẵn sàng giúp bạn một tay, nếu không đây là điều khá phức tạp.

Lê Thủy ( Tổng hợp )

 

0914106090