logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Nhà tái định cư không quan trọng bằng chính sách tái định cư

Cập nhật ngày 123 07-11-18 lúc 02:08

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng thì nhà tái định cư chỉ phù hợp với vùng rừng núi khi giải phóng làng mạc làm thuỷ điện, hồ nước, thủy lợi… còn ở trong đô thị mà làm nhà tái định cư thì không phù hợp. Ở đô thị, chúng ta cần chính sách tái định cư, chứ không cần nhà tái định cư.

Nhiều dự án nhà tái định cư tại Hà Nội bỏ trống 

Theo ông thì thay vì cấp cho người ân một ngôi nhà tái định cư có thể đền bù cho họ một khoản tiền để họ tự chọn nơi định cư của họ, tự chọn mái nhà của họ. Bởi nhà ở không chỉ là chỗ để ở mà còn liên quan mật thiết đến vấn đề kiếm sống, nói cách khác là sinh kế của người dân. Người ta đang sống ở đây, kiếm sống ở đây, con cái đi học ở đây, các mối cũng quan hệ ở đây nhưng sau khi lấy đất của họ để làm dự án lại bố trí nhà cho họ ở nơi khác xa xôi hơn thì không thể được. Việc đưa người ta đi xa một cách võ đoán như vậy khiến một bộ phận cư dân không đồng tình, không đi.

Câu chuyện này ở Hà Nội rất nhiều nên mới dẫn đến việc hàng nghìn căn hộ tái định cư đang dư thừa. Đó là minh chứng cho chính sách nhà tái định cư hiện nay trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các thành phố, cụ thể là trực thuộc Trung ương nói chung, không thành công.

Có rất nhiều hộ dân, sau khi giải tỏa và cấp nhà tái định cư nhưng họ không chịu đến nhận nhà mà vẫn ở lì nơi cũ. Điều này gây khó khăn cho chính quyền cũng như việc quản lý. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hãy nhìn lại những gì họ đang có, họ đang làm. Đơn giản như người dân sinh sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt nhưng lại cấp cho họ một căn hộ ở trên tầng cao thì làm sao họ chấp nhận đến đó để ở? Kế mưu sinh của họ gắn bao đời với nơi được giải tỏa giờ không còn, họ đến một căn nhà mới nhưng không có nghề nghiệp thì phải sống làm sao?

Vì vậy Ông mới nhấn mạnh, việc cấp nhà tái định cư không quan trọng bằng việc điều chỉnh chính sách tái định cư linh động và phù hợp với từng trường hợp.

Cùng vì chính sách chưa mấy linh hoạt mà có nhiều trường hợp khá đau lòng xảy ra như: dự án Thành phố Giao lưu xuất hiện tình trạng 1/3 hộ dân về ở trái phép, dự án Hoàng Cầu trở thành một tụ điểm hút chích ma tuý.

Đã đến lúc Bộ Xây dựng phải có một hội nghị hoặc hội thảo nhằm rà soát lại các vấn đề còn tồn tại, xem xét các văn bản pháp quy hiện nay đã có gì, thiếu gì căn cứ vào thực tiễn các nơi.

Ngoài ra, vấn đề quản lý nhà tái định cư cũng như quản lý các khu chung cư hiện nay tồn tại vấn đề rất lớn. Các khu chung cư hiện nay đều bộc lộ nhiều vấn đề trong quản lý như người dân không bằng lòng, chi phí quản lý…

Nói chung, nguyên lý quản lý ở cả nhà tái định cư lẫn nhà chung cư nói chung là chủ sở hữu tài sản phải có trách nhiệm với tài sản của mình. Trong nhà chung cư có những cái thuộc về tài sản tư ví dụ căn hộ, tài sản trong căn hộ, còn cầu thang, hành lang… là tài sản chung.

Cái khó hiện nay trong quản lý là quản lý tài sản chung, tài sản cộng đồng. Một số nơi tài sản đó giao cho chủ đầu tư quản lý là vô lý. Phải xem lại tài sản cộng đồng đó là tài sản của ai.

Thực tế hiện nay, việc công nhận cái tài sản chung không rõ ràng. Phải rõ ràng thì khi hỏng mới có người sửa. Điều này phải được xác định trong hợp đồng mua bán căn hộ. Và để hợp đồng đó có cơ sở thì Nhà nước phải ra luật về chung cư.

Chính những bất cập trên mà việc di chuyển người dân dến khu tái định cư  gặp rất nhiều khó khăn. Nên có những chính sách linh động và hợp lý về việc giải quyết cho những người dân tái định cư. Và đừng đề cao nhà tái định cư mà hãy nhắm đến giải quyết vấn đề về chính sách tái định cư cho người dân.

 

Lê Thủy

0914106090