logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Phải bảo vệ thương hiệu trong kinh doanh bất động sản dù là công ty nhỏ

Cập nhật ngày 123 28-08-18 lúc 02:27

Thời gian gần đây, lùm xùm rất nhiều vụ liên quan đến vấn đề thương hiệu của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như: Tràng An Complex bị lấy cắp hình ảnh, các trường hợp trùng tên như Hưng Thịnh, Vincom…Và chính vấn đề này đã là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các thương hiệu lớn trong ngành. Họ có nhiều biện pháp và cách để bảo vệ thương hiệu của riêng mình. Nhưng còn các công ty nhỏ thì sao ? Các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản? Họ cũng cần bảo vệ thương hiệu của riêng mình để không bị lạm dụng và đánh cắp.

Những bất cập trong bảo vệ thương hiệu của các ông lớn

Rất nhiều câu chuyện về thương hiệu và vi phạm bản quyền thương hiệu của các ông lớn được giải bày tại diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề “Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp bất động sản”.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Investchia sẻ câu chuyện gần đây nhất về sự vi phạm bản quyền thương hiệu xảy ra với chính công ty mình. Đó là hình ảnh của Tràng An Complex  được một công ty môi giới sử dụng để quảng bá trên phướn và pano cho một dự án khác không liên quan. Ông khẳng định, đây chính là đánh cắp bản quyền về hình ảnh và thương hiệu. Ông Hiệp cho biết sự vi phạm này đến nay chưa có cơ quan nào xử lý. Phía bên ông đã có động thái yêu cầu công ty môi giới đó gỡ bỏ hình ảnh dự án Tràng An Complex bị sử dụng trái phép ở các trang online.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng gặp tình trạng y hệt như: Eurowindow bị nhiều doanh nghiệp khác “ mượn” tên bằng cách thêm hoặc bớt, viết tắc tên thương hiệu của mình. Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Dù Luật sở hữu trí tuệ đã ra đời hơn 10 năm nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong việc bảo vệ thương hiệu. Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào đề cập đến việc nhà nước bảo vệ thương hiệu. Các văn bản mới chỉ xoay quanh vấn đề các đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ từ sáng chế, bí quyết thương mại, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý đến nhãn hiệu… Riêng ở nước ngoài, các nhãn hiệu đã được bảo hộ và bản thân các thương hiệu của họ rất khó để đánh cắp nhưng Việt Nam lại chưa làm được điều này.

Công ty nhỏ cũng cần bảo vệ thương hiệu cho riêng mình.

Trên là câu chuyện của các ông lớn trong ngành, các thương hiệu mà chỉ cần nhìn vào hình ảnh, gọi cái tên người ta có thể nghĩ đến hàng loạt dự án hay những linh vực liên quan, những chi nhánh công ty hay cả vài cái tên của người đứng đầu. Nhưng đối với các công ty nhỏ, nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản có cần phải bảo vệ thương hiệu của mình không ?

Câu trả lời tất nhiên là rất cần.

Tôi kể đơn cử một trường hợp. Sàn giao dịch bất động sản VRM tại Đà Nẵng tuy là một sàn chưa có tuổi đời lâu dài như nhiều sàn khác nhưng hoạt động khá linh hoạt và hiệu quả, độ uy tín khá cao tại thị trường này. Vì vậy, rất nhiều “ cò” lẻ bên ngoài mượn danh chuyên viên của sàn, thậm chí những lô đất nền không thuộc dự án sàn phân phối cũng được mượn tên sàn để rao bán. Điều này khiến nhiều khách hàng sập bẫy và mua nhầm.

Đó chỉ là những trường hợp đơn thuận “ mượn danh”, chưa nói đến một số trường hợp mượn danh bất chính để trục lợi theo kiểu lấy danh nghĩa Sàn để nhận cọc khách rồi “ quất ngựa truy phong”.

Thực trạng trên diễn ra không ít đối với các công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản.

Việc bảo vệ thương hiệu là việc cực kỳ quan trọng và cũng rất cần thiết không chỉ đối với các ông lớn mà còn cả các công ty nhỏ. Rất nhiều công ty nhỏ đã nổ lực trong việc khẳng định thương hiệu và hình ảnh của mình bằng : bảng tên, đồng phục công ty cho chuyên viên của công ty hay những hoạt động mang đậm tính chất doanh nghiệp đặc trưng riêng….Cũng chỉ với mong muốn khách hàng quen dần với hình ảnh mang thương hiệu của các công ty để không bị nhầm lẫn và bị lợi dụng.

Lê Thủy

0914106090