logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Cần tìm hiểu kỹ lãi suất ngân hàng khi mua nhà trả góp

Cập nhật ngày 123 07-12-18 lúc 08:50

Hiện nay, dường như việc mua nhà trả góp không còn quá xa lạ với người trẻ. Hầu hết các dự án căn hộ, nhà phố thương mại…chủ đầu tư cũng tạo điều kiện cho người mua nhà được mua trả góp với sự liên kết 3 bên cùng ngân hàng.

Và cứ thế, nhiều gia đình có khả năng sở hữu nhà ở riêng dù tài chính chỉ với 30% giá trị căn nhà, 70% họ nhờ sự hỗ trợ từ ngân hàng. Tuy nhiên, những rắc rối sau đó họ chưa lương trước hết được nhất là sự “ hụt hơi” trong tài chính khi phải vừa trả gốc vừa trả lãi và mức lãi ngày một biến động khó lường.

Chuyện mua nhà vay tiền và trả góp cả lãi lẫn gốc theo tháng là phương thức được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu không đọc kỹ hợp đồng với bên ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng bị ngỡ ngàng trước số tiền phải trả như trường hợp của chị Bích dưới đây:

Thấy có tin nhắn điện thoại ngân hàng báo số tiền lãi trả góp mua nhà vọt lên hơn 6 triệu, cao gấp rưỡi tháng trước (4 triệu), chị Bích hoảng hốt và cho rằng chắc ngân hàng nhầm.

Để có chỗ ăn ở cho con theo học tại Hà Nội, năm ngoái vợ chồng chị Bích (Bắc Ninh) quyết tâm mua một căn hộ ở thủ đô. Dự án chị chọn mua đã đến giai đoạn hoàn thiện, có giá phải chăng tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Vì cần khoản tiền lớn nên chị phải vay ngân hàng 70% giá trị căn hộ trong 10 năm. Sở dĩ số tiền 700 triệu chị quyết vay nhanh là vì thấy lãi suất ngân hàng chỉ 7,3%/năm.

Thời gian đầu, cả gốc và lãi của khoản vay chỉ 6,5 triệu đồng, do ngân hàng mới giải ngân một phần. Sau khi số tiền 700 triệu được giải ngân hết, mỗi tháng chị Bích phải trả ngân hàng gần 10 triệu, trong đó tiền lãi là 4 triệu. Nhưng đến cuối tháng 11/2018, chị Bích phải nộp tổng cộng hơn 13 triệu/tháng, trong đó tiền lãi là 6,2 triệu.

Chị kể, khi gọi điện đến ngân hàng nhờ tư vấn thì họ giải thích, bắt đầu từ tháng 8 năm nay, chị không còn được hưởng lãi suất ưu đãi nữa. Kể từ thời điểm này, lãi vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ 3,9%. Do từ cuối tháng 11, lãi suất tiết kiệm tăng lên 8,3% nên tiền lãi chị phải chịu từ tháng 11 là 12,2%.

Chị Bích cho biết, từ khi mua nhà trả góp, hai vợ chồng quần quật làm thêm và thắt lưng buộc bụng. Nay mỗi tháng phải trả thêm một khoản lớn, chị chưa biết sẽ xoay sở ra sao. Cuối cùng, hai vợ chồng đành bán mảnh đất ở quê, lấy tiền trả hết khoản vay, chấp nhận mất thêm 18 triệu đồng phạt trả trước hạn.

Cũng vì vấn đề này, mà rất nhiều khách hàng sau khi mua nhà, mua căn hộ trả gớp xong quay lại phàn nàn, trách móc nhân viên tư vấn, chuyên viên môi giới rằng họ đã bị lừa. Có rất nhiều trường hợp còn nhân viên môi giới còn bị dọa nạt này kia.

Chị Minh Thu hiện là nhân viên một ngân hàng ngoài quốc doanh tại Tp.HCM, cho biết, chị vẫn tiếp tục ở nhà thuê chứ không muốn vay mua nhà. "Tôi sẽ mua khi có đủ tiền, còn khi thiếu, thay vì vay rồi trả lãi 'nuôi ngân hàng' thì lấy khoản đó đầu tư sẽ có lợi hơn nhiều", chị Thu nói.

Chị Thu cho rằng, dù các ngân hàng hiện nay đều cam kết cho vay tới 70% giá trị căn nhà, nhưng để đảm bảo an toàn, chỉ nên vay tối đa 50%. Ngoài ra, người mua cũng nên chọn tài sản ở khu vực dễ bán lại, tiềm năng tăng giá tốt.

"Khi khoản dự trữ của bạn ít, cần phải lo xa rằng trong tình huống xấu nhất, khi không thể duy trì việc trả góp thì có thể nhanh chóng bán nhà chứ không rơi vào cảnh bị xiết nợ", chuyên gia ngân hàng khuyên.

Bên cạnh đó, nếu chọn thời hạn vay càng dài thì số lãi cuối kỳ càng cao, trong khi khoản trả gốc mỗi tháng rất ít. Với thời hạn ngắn, phần lãi sẽ nhẹ hơn nhưng phải chịu áp lực trả số tiền lớn mỗi tháng. Vì thế, nếu vay mua nhà trả góp người mua cần cân đối kỹ hai khoản này.

Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê (Tp.HCM) cũng khuyên, nếu có ý định mua nhà trả góp, cần nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn kỹ từng thời hạn vay, biến động lãi suất, khoản phải trả mỗi tháng ở từng thời điểm... Để tránh rủi ro, cần tính sao cho số tiền phải trả nợ hằng tháng thấp hơn khoản thu nhập còn lại sau khi đã chi tiêu cố định, gửi tiết kiệm dự phòng và chi cho bảo hiểm. Nhờ có khoản dự phòng này, trường hợp lãi suất tăng cao hơn thì bạn vẫn xoay sở được.

Lê Thủy ( Tổng hợp)

0914106090