logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Chính sách M&A và sự thay đổi xu hướng bất động sản Việt Nam

Cập nhật ngày 123 16-10-15 lúc 08:38

    Thay vì trước kia các nhà đầu tư đổ xô vào phân khúc cao cấp của thị trường Bất động sản trong nước thì thời gian này họ đang có xu hướng tập trung vào phân khúc thấp hơn. Nguyên nhân là do đâu và nó bị tác động bởi những chính sách nào?

   Xét về nhịp độ biến đổi bất động sản trong thời gian vừa qua, khi chính sách sở hữu mở cửa thì những nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ cũng mong muốn sở hữu một miếng bánh nhỏ ở đây. Với chủ sở hữu trong nước, khi có sự biến động giá lên ngất ngưỡng, bong bóng bất động sản xuất hiện, trong khi đó nhu cầu sở hữu nhà giá cao giảm nên dần dần họ chuyển sang phân khúc thấp hơn.

Bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường hấp dẫn với nhà đầu tư ngắn và trung hạn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, có 11 tỷ USD nguồn vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2015. Thông tin từ RCA ghi nhận có 763 triệu USD cho riêng lĩnh vực bất động sản trong khoảng thời gian này.   

"Thông qua các số liệu nghiên cứu từ JLL cho thấy, hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam trong năm qua sôi động hơn hẳn so với năm 2014 và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các quý tới đây. Hiện tại, số lượng nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào khu vực Đông Nam Á khá lớn và Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm cũng như là “tầm ngắm” của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Nếu so sánh thì Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với vốn đầu tư nước ngoài trong trung hạn hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực."

Báo batdongsan.com.vn

   Vậy thì M&A là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản trong nước, tích cực hay tiêu cực và tập trung mạnh vào phân khúc nào?

M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Đây chính là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Một khi chính sách này ra đởi, các dự án bị bỏ quên được vực dậy khi nó được các chủ dự án khác sáp nhập hoặc mua lại để tái hồi sinh, tránh lãng phí tiền của và công sức bỏ ra ngay từ ban đầu.

"Trong báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2015 và kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2015 của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, hiện TP.HCM có 1.407 dự án phát triển bất động sản, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Lượng hàng tồn kho trên thị trường TP.HCM theo thống kê của 36 dự án năm 2012 đến hết tháng 06/2015 đã bán được 8.501 căn, giảm 58,67 %."

Theo báo CafeLan

     Xu hướng đầu tư đang chuyển sang phân khúc trung cấp – bình dân 

    Theo khảo sát, các quỹ đầu tư lớn vào Việt Nam đều đưa ra nhận định chung là xu hướng phát triển BĐS tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ hướng đến phân khúc trung cấp, bình dân. Nguyên nhân trước hết là sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam trong trung hạn và tốc độ đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhà ở thuộc phân khúc bình dân. Ngoài ra, có một số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Philippines and Indonesia đang tích cực tìm kiếm để sở hữu bất động sản Việt Nam.

Bên cạnh sự cải thiện của thị trường bất động sản, những thay đổi tích cực trong các chính sách và quy định pháp luật liên quan đến thị trường đầu tư. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 đã cho phép các hoạt động M&A có thể thực hiện giữa các doanh nghiệp khác loại hình. Đây là sự một thay đổi tích cực cho hoạt động M&A tại Việt Nam, việc cải thiện quá trình cấp phép đầu tư, đặc biệt cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp các hoạt động M&A được tiến hành hoàn toàn theo Luật Doanh nghiệp, không cần theo cả Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Như vậy, yêu cầu khó khăn nhất của việc có Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động M&A đã được bỏ. 

    Việc nới lỏng về luật liên quan đến quyền sở hữu bất động sản dành cho người nước ngoài trong năm 2014 cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của hoạt động M&A tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài không cần thành lập một công ty mới khi muốn nhận chuyển nhượng ít hơn 51% cổ phần của một dự án phát triển. Đối tác chuyển nhượng chỉ cần làm thủ tục đăng ký thay đổi danh sách cổ đông của họ. 

 

0914106090