logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Doanh nghiệp nên làm gì trước khi ngân hàng siết chặt tín dụng bất động sản

Cập nhật ngày 123 04-12-18 lúc 09:38

Không chỉ ngân hàng nhà nước siết chặt vay tín dụng bất động sản mà rất nhiều ngân hàng khác đều hạn chế trong việc cho vay vào bất động sản.Theo như quy định thì ngân hàng nhà nước bắt đầu từ đầu 2019 chỉ hạn định 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Vậy, doanh nghiệp BĐS cần có giải pháp gì ứng phó khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn vốn tín dụng vào thị trường bất động sản.

Từ ngày 1/01/2019 ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện siết chặt tín dụng vào bất động sản

Bài viết sẽ chia sẻ những điều cần phải chuẩn bị trước để doanh nghiệp bất động sản không bị rơi vào thế bị động, lời khuyên theo nhiều chuyên gia đưa ra.

Thứ nhất, Phải đảm bảo lợi nhuận, doanh thu một cách ổn định để không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi thiếu nguồn vốn lưu động. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng.

Để không bị động thì các doanh nghiệp cũng cần chủ động huy động những nguồn vốn khác ngoài vốn vay ngân hàng, có nguồn vốn dự trữ và thay thế

Thứ hai, Doanh nghiệp cần đặt uy tín, chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để không bị mất khách, không bị khách bỏ rơi giữa thời cuộc khó khăn như lúc này.

Để làm được điều này, chất lượng công trình, tiến độ thi công bàn giao là rất quan trọng cần được quan tâm và đúng hẹn.

Xây dựng dự án dựa trên xu hướng chung của thị trường và hướng đến những dự án nhà ở mang tính chất bền vững, không phải mang tính thị trường nhất thời.

Thứ ba, các doanh nghiệp luôn luôn phấn đấu để trở thành là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp và có năng lực trong phân khúc thị trường và sản phẩm mà mình đã chọn.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần quan tâm phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ), có giá bán vừa túi tiền (khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn) đang là phân khúc chủ đạo của thị trường, có tính thanh khoản cao và bền vững;

 Thứ năm, Ngoài huy động nguồn vốn tự bản thân hùng mạnh, không để phải phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng nhiều thì các doanh nghiệp cần phải có những cái bắt tay nhau cùng nhau liên kế thành các doanh nghiệp vững mạnh, hỗ trợ nhau trong thời cuộc.

Thứ sáu, các doanh nghiệp xem xét chuyển đổi thành Cty CP để có điều kiện gọi vốn xã hội và định hướng trở thành Cty đại chúng để đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các doanh nghiệp cần nỗ lực để hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự án, và các doanh nghiệp lớn phấn đấu để niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài.

Thứ bảy, các doanh nghiệp lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài (FDI) có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Hongkong, Trung Quốc…

Thứ tám, các doanh nghiệp quan tâm 03 tiêu chí an toàn quan trọng hàng đầu về xây dựng và quản trị doanh nghiệp như, an toàn về pháp lý với tinh thần thượng tôn pháp luật; An toàn về tài chính và tín dụng doanh nghiệp; An toàn về mô hình tổ chức và nhân sự, trước hết là các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Bên cạnh đó, tùy theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, doanh nghiệp cần lựa chọn thêm các tiêu chí cần thiết khác.

Lê Thủy  ( Tổng hợp và biên tập)

0914106090