logo vrm

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VRM

Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mua, bán, đầu tư Bất Động Sản

Nhà kém chất lượng mang mác hạng sang nhiều khách hàng mua nhầm

Cập nhật ngày 123 20-11-18 lúc 09:21

Câu chuyện loạn danh xưng đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, việc nhiều nhà ở, căn hộ bình dân mang mác hạng sang không còn là điều bất ngờ nữa. Vì vậy, rất nhiều vì cái danh xưng hạng sang này mà mua nhầm nhà.

Quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo

Theo các chuyên gia BĐS thì phần lớn các dự án có những danh xưng như trên, bao gồm cả những cái tên nước ngoài như Luxury, Premier, Royal... đều được chủ đầu tư tự phong chứ không được cơ quan chức năng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận.

Nhiều trường hợp người mua nhà đã bị thu hút bởi cái tên thật “sang chảnh” đó nhưng khi nhận nhà mới vỡ lẽ khi công trình mới xây đã xuống cấp, dịch vụ tiện ích không giống như lúc chào bán.

Điển hình, một số cư dân ở dự án The Park Residence (huyện Nhà Bè, TP.HCM) bức xúc vì ban đầu chủ đầu tư treo hẳn băng rôn “căn hộ hiện đại nhất Đông Nam Á”. Thế nhưng dự án khởi công từ năm 2010, qua hai lần đổi chủ, trễ hạn đến năm 2018, người mua mới được nhận nhà.

Ngoài ra, theo hợp đồng, cửa ban công, cửa sổ là nhôm kính nhưng thực tế là cửa nhựa; thiết bị vệ sinh, hệ thống vòi nóng lạnh trong hợp đồng ghi nhãn hiệu Nhật Bản nhưng thực chất không phải.

Ông N., một cư dân ở dự án này, cho biết khi cư dân phản ánh thì chủ đầu tư nói các vật liệu này có giá ngang với vật liệu ghi trong hợp đồng nên không chịu thay thế.

Mới đây, hàng trăm cư dân chung cư Saigonres Plaza (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng khiếu nại về chất lượng dự án với chủ đầu tư là Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Nam Đô thuộc Công ty CP địa ốc Sài Gòn - Saigonres. Đây là dự án được quảng cáo là căn hộ cao cấp nhưng mới bàn giao đã có nhiều lỗi.

Cụ thể, chưa đầy nửa năm nhận bàn giao nhà, nhiều căn hộ đã xuất hiện tình trạng thấm dột khi trời mưa, tường một số căn bị nứt, nước mưa chảy vào làm hư hỏng đồ nội thất. Không chỉ vậy, thiết bị vệ sinh bị rỉ sét, không nhãn mác, nhà sinh hoạt cộng đồng không sử dụng được, thang máy thường xuyên bị lỗi…

Về vấn đề trên, ông Phạm Thu, Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Sài Gòn, cho rằng do đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án nên khó tránh khỏi sơ suất. Công ty và ban quản lý tòa nhà sẽ khắc phục và sửa chữa.

Chưa có tiêu chí phân hạng

Từ năm 2008 đến nay, Bộ Xây dựng đã có hai thông tư về phân hạng nhà chung cư là Thông tư 14/2008 hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư, chia thành bốn hạng: Chung cư hạng 1 (cao cấp), hạng 2, hạng 3, hạng 4. Sau đó được thay thế bằng Thông tư 31/2016. Theo thông tư này, nhà chung cư được chia thành ba hạng: Hạng A, hạng B, hạng C.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho biết: “Theo hiệp hội được biết thì chưa có chủ đầu tư dự án hoặc ban quản trị nhà chung cư lập hồ sơ đề xuất phân hạng nhà chung cư. Do vậy, rất cần xem xét lại tính thiết thực của quy phạm pháp luật này vì chưa đáp ứng đúng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường BĐS và người tiêu dùng về sự minh bạch, trung thực và cạnh tranh lành mạnh”.

Theo ông Châu, Thông tư 31/2016 phân hạng “Nhà chung cư hạng A” là hạng cao nhất nhưng bộ tiêu chí đánh giá đối với nhà chung cư hạng A theo Phụ lục số 01 hầu như chưa quy định rõ ràng, cụ thể về công năng các không gian và trang thiết bị, vật tư bên trong căn hộ. Tiêu chí “Nhà chung cư hạng A” cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phân hạng nhà chung cư hạng sang, hạng siêu sang.

Ông Châu thông tin HoREA đã kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 31/2016 theo hướng cần thiết quy định tiêu chí của nhà chung cư căn hộ cao cấp, hạng sang, siêu sang (đi kèm các từ nước ngoài tương đương) đối với nhà chung cư đã xây dựng hoàn thành và nhà chung cư hình thành trong tương lai .

Về vấn đề này, ông Trí Hiếu cũng cho rằng cần có quy định chủ đầu tư dự án nhà chung cư hình thành trong tương lai chỉ được quảng cáo, tiếp thị với danh xưng dự án cao cấp, hạng sang… sau khi đã được Sở Xây dựng có văn bản công nhận đạt tiêu chí này.

Không cho phép dự án đặt tên nước ngoài

Luật Nhà ở quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau. Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định...

Trường hợp rao bán căn hộ một đằng, chất lượng một nẻo là hình thức gian lận, lừa dối khách hàng về thông tin. Tuy nhiên, rất khó "nắm tóc" chủ đầu tư vì chưa có những chế tài, quy định về việc "nổ" căn hộ cao cấp, siêu sang… Khách hàng nên tự bảo vệ mình, cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi quyết định mua.

Theo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

 

0914106090